Thưa các bạn, tổn thương là trạng thái tâm lý cảm xúc gây đau đớn ở trong lòng. Tác động trực tiếp đến thế giới nội tâm bên trong mỗi con người.
Về bản chất, tổn thương bên trong như: đau lòng, bị lừa dối, bị chế nhạo … và tổn thương ở bên ngoài cơ thể như Xước tay chân, chẩy máu, đứt tay .. là hoàn toàn giống nhau chứ không có gì bí ẩn hoặc kinh khủng như mọi người lầm tưởng.
Có lẽ từ lâu, chúng ta mải chăm sóc những thứ bên ngoài, chúng ta sống hướng ra bên ngoài quá nhiều và quên mất chăm sóc nội tâm mình, và khi nhắc đến tổn thương. Một số người còn cảm thấy lạ lẫm và ngại khi nói về vấn đề này. Đây là vấn đề mấu chốt.
Ai cũng từng có những nỗi đau trong thế giới nội tâm của mình và không phải ai cũng biết cách để chữa lành nó. Phần lớn chúng ta lựa chọn cách là quên đi, tự dối mình, cố quên đi những nỗi đau nội tâm và tiếp tục tập trung vào những thứ bên ngoài.
Bởi vì đã từ lâu, chúng ta nghiễm nhiên coi việc chia sẻ những cảm xúc sâu thẳm trong lòng của mình được gọi là yếu đuối và rất ít người xung quanh ta làm như vậy. Chúng ta rất dễ dàng chia sẻ với những người xung quanh những nỗi đau bên ngoài như: Khi bạn bị ngã xe hoặc đứt tay, bạn chia sẻ với những người xung quanh:
- Ôi đau quá
- Vừa nẫy Em sơ ý bị ngã xe nên giờ đau nhức hết cả chân, tím hết cả tay
- Hoặc, bạn vô ý cộc đầu vào đâu, cũng rất thoải mái và dễ dàng để bạn chia sẻ như: Đau đầu quá …
Có 1 sự thật là khi chia sẻ nỗi đau, chúng sẽ tự nhiên bớt đau đớn hơn.
Câu hỏi là: Tại sao những nỗi đau nội tâm chúng ta lại giấu kín?
Có phải chúng ta sợ, sợ người khác chê mình yếu đuối, sợ người khác cười nhạo, … Nếu thực sự như vậy. Bạn hãy tìm nghe bản Radio: “Sợ hãi không có thật”
Bản chất nỗi đau về thể xác và nỗi đau nội tâm là như nhau, chúng ta hoàn toàn có thể liên hệ để tự tìm cách xoa dịu nỗi đau của mình.
Cái khó nhất đó là: chúng ta không biết chia sẻ với ai, và có những điều, chúng ta biết là mình sai, nhưng vẫn tự làm mình đau, nên chả dám nói với ai cả.
Vậy, những việc có thể tâm sự, chia sẻ với người khác. Hãy học cách chia sẻ với những người mà bạn thực sự tin tưởng, cứ tin đi, đừng ngại. Kể cả bạn tin nhầm người, ít nhất người đó cũng sẽ dậy cho bạn 1 bài học về cách đặt lòng tin, để bạn trưởng thành lên. Bạn phải luôn giữ thái độ đó để đối diện với mọi việc.
Trong 1 số trường hợp, chúng ta không có ai để tâm sự, chia sẻ. Hãy học cách tự chữa lành. Việc chữa lành nội tâm cho mình không khác gì bạn tự băng bó lại vết thương ngoài ra của mình. Tùy nỗi đau lớn hay nhỏ, nếu được bạn quan tâm, xoa dịu. Chắc chắn nó sẽ được bình phục.
Tổn thương tâm lý, ai cũng có. Những nỗi đau, những uất ức, những nỗi oan, hiểu nhầm mà ta phải nín nhịn, chịu đựng trước đây chưa bao giờ được chữa lành từ ngày còn nhỏ, vẫn cứ theo bạn đến tận bây giờ. Và không chỉ riêng bạn đâu, bố mẹ chúng ta, anh chị, bạn bè xung quanh chúng ta cũng đều như vậy. Khác biệt duy nhất chỉ là: Họ giấu đi và không chia sẻ mà thôi.
Đất nước ta đi lên, giành lại hòa bình từ chiến tranh, cũng bởi vậy nên: Thế hệ Gen X, Gen Y được sinh ra. Rất ít người được bố mẹ quan tâm đến cảm xúc. Bởi vì nghèo mà, đất nước còn nghèo nên chỉ lo ăn thôi, lo miếng ăn đã đủ chiếm hết tâm trí của bố mẹ rồi. Phần lớn chúng ta chỉ được dậy dỗ, học về kiến thức xã hội, kinh nghiệm sống. Rất ít người được giáo dục đầy đủ về cảm xúc bản thân. Và cũng không có chuẩn mực, tiêu chí nào cụ thể để học. Chúng ta đều phải tự trải nghiệm và khám phá, sau đó tự học cách vượt qua nỗi đau.
Thế hệ Gen Z bây giờ thì tốt hơn nhiều, nhiều bạn được gia đình quan tâm và chú trọng giáo dục, dậy dỗ để trưởng thành cả về cảm xúc.
Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy. Ngoài việc học cách tự chữa lành những vết thương nội tâm. Chúng ta cũng cần biết rằng: Tổn thương tâm lý đến từ đâu? Tại sao chúng ta lại bị tổn thương. Để từ đó, chúng ta tránh được những nỗi đau này.
Vậy tổn thương, từ đâu mà có?
Chúng ta bị tổn thương bởi vì duy nhất 1 lý do: Đó là chúng ta cho phép người khác làm tổn thương mình.
Tại sao lại như vậy? Bởi vì tin tưởng, bởi vì yêu thương sai chỗ, nên khi mọi thứ diễn ra trái ngược hoàn toàn với những gì ta đặt kỳ vọng thì chúng ta bị tổn thương. Ví dụ: Bạn tin tưởng 1 người bạn và chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn với người đó, đối xử tốt với họ, rồi 1 ngày bạn phát hiện ra, người đó phản bội lại niềm tin của bạn, có thể họ làm 1 việc khiến bạn đau lòng như: nói xấu, đơm đặt những điều sai sự thật về bạn, hãm hại bạn. Bạn vô cùng tổn thương, bạn không hiểu vì sao họ lại làm như vậy? Có thể do ghen ghét với bạn về điều gì đó, hoặc thấy bạn cả tin nên họ lạm dụng bạn để đạt được mục đích gì đó của họ – và dù lý do gì đi chăng nữa, bạn chỉ cần biết rằng: Là do bạn vội vàng đặt niềm tin quá giới hạn cho phép của bản thân vào họ, và họ xuất hiện trong cuộc đời bạn để dậy cho bạn 1 bài học về cách đặt lòng tin.
Việc xác nhận lại chính xác thông tin trong mỗi sự kiện cuộc sống là rất quan trọng, trước khi trao đi niềm tin, chúng ta phải tìm mọi cách xác nhận xem thông tin đó đến từ đâu, có đúng sự thật hay không? Việc này nghe chừng tưởng như rất ngớ ngẩn nhưng lại là 1 giải pháp khá hiệu quả, nó giúp bạn tránh được rất nhiều tổn thương tâm lý. Bạn phải nhớ rằng: Niềm tin của bạn vô cùng quý giá, đừng tùy tiện trao đi cho những người không xứng đáng. Thời đại bây giờ: Kỹ năng sàng lọc thông tin có lẽ phải quy vào nhóm “kỹ năng sinh tồn”. Có 1 số người tin rằng: Trao đi yêu thương, nhận lại nỗi đau. Câu nói đó hoàn toàn chính xác với họ, tuy nhiên đó chỉ là kinh nghiệm đau thương của họ mà thôi. Ngoài nỗi đau ra, ta vẫn nhận được niềm vui và nụ cười, thử ngẫm lại mà xem. Bởi vì họ quá tập trung vào nỗi đau nên quên mất là ngoài nỗi đau ra, họ cũng nhận được cả hạnh phúc và nụ cười. Ở đây rất có thể là họ từ chối đón nhận. Họ chỉ nhận những nỗi đau thôi. Điều này là 2 mặt của vấn đề giống như bản thu âm “Cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực” tôi chia sẻ.
Luôn là như vậy, luôn tồn tại 2 mặt, khác biệt duy nhất chỉ nằm ở thái độ sống của chúng ta. Chúng ta chọn và tập trung vào những thứ làm chúng ta đau chứ không đón nhận những thứ làm chúng ta dễ chịu, thoải mái. Và Luật hấp dẫn sẽ đem nỗi đau đến cho ta. Vậy nên người ta mới nói là học cách sống biết ơn để thấy hạnh phúc. Nhưng thế nào là biết ơn, làm thế nào để tránh được những kẻ ban ơn ở xã hội. Bạn có thể tham khảo bản thu âm: – “Tỷ giá giữa ơn huệ và tiền bạc” tôi chia sẻ.
Tổn thương là một sự kiện nào đó đe dọa đến sự sống hoặc sự an toàn của bạn, hoặc những người xung quanh bạn. Đó là một trải nghiệm căng thẳng và để lại một ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt cảm xúc của bạn. Một biến cố gây tổn thương có thể là một thảm họa thiên nhiên ví dụ cháy rừng, lũ lụt hoặc động đất, hoặc có thể là một tai nạn nghiêm trọng, bị cưỡng hiếp hoặc hành hung, hoặc mất một người thân hoặc một cái gì khác.
– Tổn thương sâu rộng có thể là một trải nghiệm từ nhiều biến cố gây tổn thương lặp đi lặp lại (ví dụ bị lạm dụng, bỏ rơi hoặc bị bạo lực qua một khoảng thời gian dài), giống như 1 vết thương bị loét vậy.
Một số bậc phụ huynh do hiểu sai ý nghĩa của câu “yêu cho roi cho vọt”, họ tự cho phép mình gây tổn thương cho con cái và định nghĩa đó là yêu thương, đòn roi còn không đáng sợ bằng tổn thương về mặt cảm xúc. Có rất nhiều Gen X, Gen Y lớn lên đầy thương tích bởi những tra tấn cảm xúc ngày nhỏ từ chính phụ huynh của mình. Họ bị dầy vò, chì triết, đay nghiến liên tục trong suốt thời thơ ấu, khiến tâm hồn đầy thương tích, những đứa trẻ thuộc nhóm này, khi lớn lên có xu hướng liên tục tìm cách gây tổn thương cho người khác để xoa dịu nỗi đau của bản thân, họ thậm chí còn không cảm nhận được thế nào là yêu thương, Thực sự rất đáng thương.
Tổn thương rất khác so với bất cứ trải nghiệm nào mà bạn đã từng gặp trước đây và có thể khó hiểu được nó là cái gì. Bị tổn thương có thể sẽ đặt ra cho bạn nhiều câu hỏi về sự an toàn của bạn và khả năng kiểm soát cuộc đời của bạn.
1 cách khác để tránh bị tổn thương chính là: Tự đặt ra giới hạn cho từng nhóm quan hệ xã hội và gia đình của bạn 1 cách rõ ràng, mục đích là để giới hạn thông tin chia sẻ. Ví dụ: Bạn có 5 người bạn cùng cơ quan, bạn không thể thân thiết với họ như anh em ruột thịt được bởi vì bạn đã nhóm 5 con người này vào 1 nhóm gọi là “cơ quan” – và ở nhóm này, thông tin chia sẻ của bạn cũng chỉ giới hạn ở mức công việc, hoặc sâu sâu hơn 1 chút nếu chúng ta tin tưởng. Phần lớn những người bị tổn thương liên tục là bởi vì họ quá ngây thơ, họ chưa có nhiều trải nghiệm nên đối với ai họ cũng không giới hạn thông tin chia sẻ cũng như giới hạn để đặt lòng tin cho người khác. Từ đó tin tưởng những lời nói xã giao rồi tự làm mình tổn thương.
Ngoài ra, khi thấy bản thân bị tổn thương, chúng ta cũng phải học cách tự bảo vệ bản thân. Học cách từ chối, học cách phản ứng lại để tránh những tổn thương không đáng có. Từ chối hay phản ứng lại người khác không có gì là xấu cả, nhiều người chúng ta quá quen với việc đồng ý với người khác và bị nhiều người lạm dụng. Họ khéo léo đánh tráo khái niệm giữa “giúp đỡ” và “lợi dụng” để yêu cầu chúng ta làm 1 việc gì đó. Đặc biệt thận trọng với những kẻ như thế này trong cuộc sống của bạn.
Tóm lại: Để trải nghiệm ít nhất những tổn thương tâm lý, tôi đề xuất 4 phương pháp khá hiệu quả:
1 là, rèn luyện liên tục kỹ năng sàng lọc thông tin. Xác nhận thông tin rõ ràng trước khi trao đi niềm tin của mình với bất kỳ ai. Hãy nhớ là: Với bất kỳ ai. Từ đó chúng ta có thể tự đánh giá con người đó như thế nào và tự thiết lập được giới hạn mối quan hệ của bạn.
2 là, học cách chia sẻ, học cách đón nhận, cùng người khác chia sẻ nỗi đau và đón nhận niềm vui sẽ giúp bạn xoa dịu nỗi đau của bản thân, hãy tự tin với lựa chọn của mình, đừng sợ hãi, đừng lo lắng gì cả. Hãy nhớ 1 điều làm kim chỉ nam: Cứ tin đi, trong trường hợp tin nhầm người, bạn vẫn được 1 bài học về cách đặt lòng tin mà.
3 là, Phân nhóm các mối quan hệ của mình 1 cách rõ ràng như: Gia đình, bố mẹ, họ hàng, bạn thân, bạn thể thao, bạn giải trí, công việc, đối tác … và tự thiết lập những giới hạn chung cho từng nhóm. Trong 1 số trường hợp, khi thấy tin tưởng hơn, chúng ta hoàn toàn có thể chuyển trạng thái quan hệ từ nhóm này sang nhóm khác.
4 là, học cách tự bảo vệ bản thân. Và từ chối và phản ứng lại chính là những kỹ năng vô cùng quan trọng trong bộ kỹ năng tự bảo vệ bản thân này.
Với 4 phương pháp trên giắt túi trên hành trang cuộc đời, chúng ta sẽ có vũ khí để tự tin, mạnh mẽ để khám phá, trải nghiệm cuộc sống, tiết kiệm thời gian và công sức hơn. Nhận được nhiều hơn những giá trị tốt đẹp.
Cảm ơn các bạn đã kiên nhẫn đọc hết bài viết này, Nếu bạn thấy những chia sẻ của chúng tôi thú vị, hãy ấn like để làm động lực, cho chúng tôi tiếp tục sản xuất những bài viết tiếp theo. Nếu thấy có ích, hãy đăng ký và follow kênh để nhận được thông báo khi có bài mới. Nếu bạn thấy có giá trị, hãy ấn nút share lên các trang mạng xã hội của bạn để những người xung quanh bạn cùng nghe và bàn luận. Nếu cần giúp đỡ chuyên sâu về cảm xúc bản thân. Bạn hãy để lại lời nhắn. Trực tiếp Ông Hoàng Sỹ Nguyên sẽ giúp đỡ bạn. Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với dịch bệnh Covid, rất mong các bạn tuân thủ các quy định Pháp luật về giãn cách xã hội, về thông điệp 5 K của Bộ y tế để bảo vệ bản thân và cộng đồng. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Chúc bạn và những người thân yêu xung quanh luôn an lạc, bình an và hạnh phúc.
Mình từg bị lạm dụng khi còn nhỏ , tổn thương và đau đơn vô cùng
Có những lời nói xé lòng, gây tổn thương sâu sắc cho người nghe.
Có những hành động vô tâm, như xát muối vào vết thương vậy.
Trời sinh mình đa sầu đa cảm, nhậy cảm quá cũng là một cái khổ.
Thích nhất câu: “Lý do ta bị tổn thương duy nhất chỉ có một, đó là ta cho phép điều đó”
Ngẫm lại thật buồn
Nghe Podcast của anh này như kiểu được chữa lành vết thương vậy