Việc quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng, thiếu kỹ năng đó bạn không thể giầu được.
Vậy làm thế nào để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả?
Chúng ta cùng tham khảo 5 nguyên tắc sau nhé.
1. TIÊU DÙNG CÓ TRÁCH NHIỆM
Tiêu dùng có trách nhiệm nghĩa là như thế nào? Bạn phải luôn luôn tự thành thật với bản thân mình, trong mọi tình huống, tốt nhất là nên tự thanh toán phần của mình, đừng bao giờ tìm cách để người khác thanh toán cho mình.
Ví dụ: Những hóa đơn của bản thân, quà của người khác.
Có 1 sự thật là: Không ai cho không ai bất cứ thứ gì trên cuộc đời này, bởi vậy nếu ai đó cho bạn một thứ gì đó, họ luôn hy vọng nhận lại một điều gì đấy. Đừng tự biến mình thành con nợ ân tình. Quản lý tài chính cá nhân tốt sẽ giúp bạn luôn ngẩng cao đầu, tự tin.
2. CHI TIÊU CÓ HẠN MỨC
Đừng bao giờ chi tiêu vô tôi vạ, tiêu tiền theo cảm xúc. Khi bạn chi bất kỳ khoản nào ra, hãy suy nghĩ xem chi ra vì mục đích gì? Nó đem lại giá trị gì cho mình? Có đáng để chi không?
Việc này đòi hỏi bạn phải có 1 hạn mức để quản lý chi tiêu hàng tháng, hạn mức này được bạn lập riêng cho mình theo số tiền thu về mà bạn tạo ra hàng tháng.
Tham khảo thêm phương pháp quản lý tại Đây
3. ĐẦU TƯ THÔNG MINH
Thế nào là đầu tư thông minh? Việc đầu tiên bạn phải xác định được điểm thỏa mãn của mình.
Ví dụ: Bạn có 10 đồng và bạn sẽ hài lòng ở mức sinh lời ở mức 20%/ năm. Từ đó bạn sẽ tìm kiếm và lựa chọn những kênh đâu tư sinh lời phù hợp với mình.
Nếu bạn không biết là mình sẽ thỏa mãn ở điểm nào thì rất nguy hiểm, một là bạn quá tham lam, mong càng nhiều càng tốt, thậm chí chỉ thỏa mãn ở mức 100%/năm thì rất nguy hiểm, bởi vì lúc đó bạn sẽ chỉ tìm những kênh đầu tư rủi ro đáp ứng nhu cầu của bạn.
Hoặc là, bạn quá tự ti, không dám đầu tư. Chỉ dám gửi Ngân hàng để chắc chắn một khoản sinh lời ~ 8%/năm.
Để trở thành nhà đầu tư thông minh, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là không thể thiếu, không có cách nào khác ngoài tự rèn luyện, hãy dũng cảm đầu tư từng bước, từng bước. Đừng bao giờ để tiền mặt của mình nằm chết một chỗ.
4. RÕ RÀNG VÀ SÒNG PHẲNG
Đối với một số khoản chi lớn, bạn cần phải hết sức rõ ràng chi tiết từng việc một để quản lý chi tiêu. Ví dụ như sửa nhà, xây nhà. Hãy chi tiết từng đầu việc và thể hiện rõ tiêu chí, yêu cầu trên hợp đồng để tránh xung đột lợi ích và va chạm không cần thiết.
Việc xung đột lợi ích sẽ tiềm ẩn một thiệt hại cho bạn, về cả kinh tế, sức khỏe, thời gian lẫn tình cảm. Hãy thận trọng!
5. LUÔN TÌM KIẾM THÊM NGUỒN THU
Ngoài việc tìm cách đầu tư thông minh, hãy đảm bảo rằng mình phải có ít nhất 3 nguồn thu khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn trở nên năng động và có cơ hội được tự do tài chính.
Nếu chỉ tập trung vào quản lý tài chính mà không tìm cách tạo thêm nguồn thu, không tìm cách đầu tư sinh lời thì cũng chỉ là vô nghĩa.
CÔNG CỤ ĐỂ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ
Sổ thu chi của Misa là 1 ứng dụng miễn phí có thể giúp bạn theo dõi, lập kế hoạch và kiểm soát, quản lý chi tiêu ngay trên smartphone rất hiệu quả: Bạn có thể download tại Đây
Nhớ nhập mã: 1363056 để được tặng 100 xu và 7 ngày sử dụng phiên bản Premium của Sổ Thu Chi MISA
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN